Nhà bếp và nhà vệ sinh là 2 không gian có mặt ở hầu hết các thiết kế nhà ở hiện đại ngày nay. Các khu vực này chiếm vai trò quan trọng trong đời sống và cả tinh thần của thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc thiết kế và bố trí nhà bếp – phòng vệ sinh sao cho hợp lý vẫn là băn khoăn của nhiều gia chủ.
Tham khảo thông tin được chia sẻ trong bài viết Phong thủy nhà bếp và vệ sinh, cách bố trí nhà ở theo phong thủy.
Nhà bếp tuyệt đối không được bố trí cạnh nhà vệ sinh
Trong nhà ở hiện đại ngày nay, do diện tích nhà hạn chế và để tiết kiệm không gian, nhiều gia đình đã làm nhà bếp và phòng vệ sinh liền kề. Thậm chí còn mở cửa phòng vệ sinh trong gian bếp, khi ra vào phòng vệ sinh xong đi qua nhà bếp sau đó lại vào phòng vệ sinh. Điều này bất kể là đối với sức khỏe hay phong thuỷ đều không hợp lý.
Theo phong thuỷ nhà ở, nhà bếp nằm cạnh phòng vệ sinh là một điều đại kỵ. Nhà bếp nằm cạnh phòng vệ sinh dễ khiến người trong gia đình mắc nhiều bệnh tật.
Theo yêu cầu của phong thủy nhà ở, nha bếp là khu vực năng lượng Hoả – Dương, nhà vệ sinh thuộc khu năng lượng Thuỷ – Âm, đây đều thuộc những khí không tốt. Trong phong thủy học có bàn đến: Độc Dương thì không sinh được, Độc Âm thì không lâu dài”. Điều này có nghĩa là hai khí đó là khí Âm Dương không thế điều hoà. Thuỷ Hoả gần nhau, thứ nhất là tạo nên trường xung đột; thứ hai là ảnh hưởng đến trạng thái năng lượng của gia đình.
Năng lượng khí xung đột dẫn đến nhiều hệ quả không tốt cho gia đình
Phòng vệ sinh và nhà bếp liền kề nhau, hai khí xung đột nhau thành cục diện Thuỷ Hoả đối lập. Dẫn đến sức khỏe của người trong gia đình không tốt, nhiều bệnh, nhiều hoạn nạn.
Nhìn từ góc độ vệ sinh môi trường, nhà bếp là nơi người trong gia đình làm cơm , mà phòng vệ sinh lại là nơi để đại tiểu tiện. Nếu nhà bếp nằm cạnh phòng vệ sinh thì xảy ra nhiều vấn đề từ góc độ vệ sinh. Uế khí cửa phòng vệ sinh rất khó tẩy, dễ sinh ra vi trùng. Như vậy, không chỉ ô nhiễm thức ăn mà còn tổn hại đến sức khoẻ của người trong nhà. Uế khí trong phòng vệ sinh nếu xâm nhập vào nhà bếp, thì ngay cả một đầu bếp cao tay nấu ăn cũng không thế chế biến ra món ăn ngon. Không chỉ làm hỏng khẩu vị, tâm lý của mọi người mà cách bố trí này còn ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
Khắc phục thế nhà vệ sinh và nhà bếp liền kề
Sắp xếp hai phòng vệ sinh và bếp liền kề là một việc không thích hợp. Nếu như bạn đã xây kiểu nhà như vậy mà khó có thể cải tạo lại kết cấu, thì bạn nên đóng cửa phòng vệ sinh lại. Do trước đây, thiết kế nhà ở còn xem nhẹ tính quan trọng của nhà bếp và phòng vệ sinh, chỉ coi đó là một không gian phụ thứ yếu, cho nên đã hình thành một số bố cục không hợp lý. Nhưng theo đà nâng cao chất lượng và mức sống, vấn đề này phải được quan tâm thấu đáo.
Lưu ý cần tránh khi thiết kế nhà bếp và phòng vệ sinh trong phong thủy nhà ở
Cửa nhà bếp không được xây đối diện cửa phòng vệ sinh
Phòng vệ sinh là nơi không sạch sẽ, phòng vệ sinh đại diện cho Thuỷ, nhà bếp lại đại diện cho Hoả. Thuỷ Hoả xung khắc sẽ dẫn đến phu thê bất hoà, gia đình không ổn định, không hoà thuận.
Nhà bếp và nhà vệ sinh có cùng cửa
Có một số gia đình vì muốn tiết kiệm không gian nên đã thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh có cùng cửa ra vào. Như vậy sẽ làm Thuỷ Hoả nơi ở trở nên vô độ, không đem lại điều may mắn, tốt đẹp.
Bố trí tủ lạnh, tủ rượu và phòng bếp
Tránh Sắp xếp tủ lạnh, tủ rượu không hợp lý. Tủ lạnh và tủ rượu đều là nơi lưu trữ thức ăn, nơi chứa rượu. Thức ăn, rượu ngon hay không đều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Cho nên, khi sắp đặt vị trí của hai món vật dụng này cần phải đặc biệt chú ý. Bố trí tủ lạnh và tủ rượu trong nhà bếp cần chú ý những điều sau:
Cửa tủ lạnh không được đối diện với bếp nấu. Nếu đối diện với bếp nấu sẽ dẫn đến Thuỷ Hoả xung khắc, đây là một điều đại kỵ trong phong thủy. Cửa tủ lạnh không nên xung với cửa nhà bếp. Nếu không thì thời hạn bảo quản thức ăn sẽ bị rút ngắn lại. Phong thủy học gọi tình trạng xung đột giữa tủ lạnh và nhà bếp là phạm Môn xung sát.
THẾ GIỚI ỐP TƯỜNG
KHO CUNG CẤP VẬT LIỆU TRANG TRÍ ỐP TƯỜNG, SÀN GIÁ RẺ TỐT NHẤT – KHÔNG QUA TRUNG GIAN
HOTLINE:
0907 167 071
036 5027 171